Chương trình khung đào tạo ngành Văn hóa dân tộc thiểu số
Chương trình đào tạo ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam để nghiên cứu, bảo tồn, tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa dân tộc thiểu số.
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Quyết định số ….../QĐ-ĐHVH HCM ngày…tháng….năm 2014
của Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Tp.Hồ Chí Minh)
Tên chương trình: Chương trình đào tạo chi tiết
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam
Tiếng Anh: (Culture of Ethnic minorities in Viet Nam)
Mã ngành đào tạo: 52220112
Chuyên ngành đào tạo: Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam
Tiếng Anh: (Culture of Ethnic minorities in Viet Nam)
Loại hình đào tạo: Chính quy
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO (CHUẨN ĐẦU RA)
1.1. Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam để nghiên cứu, bảo tồn, tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa dân tộc thiểu số.
1.2. Chuẩn đầu ra
Tốt nghiệp Đại học Văn hóa dân tộc thiểu số chuyên ngành Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam, sinh viên phải đáp ứng các điều kiện sau:
1.2.1. Về kiến thức
- Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành Văn hóa dân tộc thiểu số.
- Nắm vững hệ thống pháp luật và chính sách văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
- Nắm vững những kiến thức cơ bản về văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, chủ yếu các dân tộc thiểu số ở Duyên hải miền Trung, Trường Sơn - Tây Nguyên và Nam Bộ.
1.2.2. Về kỹ năng
* Kỹ năng chuyên môn:
- Đạt được trình độ nghiên cứu, sưu tầm và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
- Nắm vững các kỹ năng tổ chức các hoạt động văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số.
- Giao tiếp được ít nhất một ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong vùng.
- Đạt được trình độ xây dựng kịch bản phim nhân học.
* Kỹ năng bổ trợ:
- Tiếng Anh: - Đối với sinh viên cử tuyển: TOEIC 350 điểm
- Đối với sinh viên tuyển sinh: TOEIC 450 điểm hoặc tương đương như: TOEFL 450 ITP, TOEFL 133 CBT, TOEFL 45 iBT; IELTS 4.5;…
- Tin học: Trình độ A
- Đạt được trình độ cơ bản về quay phim, dựng phim, chụp ảnh
- Có trình độ sáng tạo, tư duy độc lập và làm việc theo nhóm
1.2.3. Về thái độ
- Sinh viên phải có lập trường tư tưởng vững vàng, nắm vững và chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.
- Sinh viên phải có ý thức công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật và có khả năng làm việc nhóm.
- Có khả năng sáng tạo và tư duy độc lập, có khát vọng cống hiến và biết kết hợp hài hòa giữa quyền lợi và tiến bộ bản thân với ích lợi của cộng đồng và dân tộc.
- Biết tôn trọng và học hỏi nhân dân về văn hóa các dân tộc thiểu số nơi được cử đến công tác.
1.2.4. Về năng lực và nơi làm việc khi tốt nghiệp
* Về năng lực: sinh viên tốt nghiệp đại học ngành Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam có thể đảm nhận các công việc như:
- Chuyên viên tổ chức các hoạt động văn hóa vùng dân tộc thiểu số.
- Chuyên viên nghiên cứu, sưu tầm các giá trị văn hóa (vật thể và phi vật thể) của các tộc người.
- Chuyên viên tổ chức điều hành hoạt động của các trung tâm văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm dịch vụ du lịch vùng dân tộc thiểu số.
- Chuyên viên triển khai thực hiện các chính sách về dân tộc thiểu số tại các địa phương
Hoặc có thể học tập, nghiên cứu ở các mức cao hơn (cao học, tiến sĩ) để trở thành các chuyên gia về văn hóa tộc người hoặc giảng dạy ngành Văn hóa dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
* Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể công tác tại:
- Các cơ quan nghiên cứu về dân tộc, nhân học ở trung ương và địa phương như: các Trung tâm dân tộc học, Viện nghiên cứu khoa học xã hội ở trung ương và địa phương; Ban dân tộc, tôn giáo của các tỉnh, thành;
- Các cơ quan quản lý văn hóa trên địa bàn có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố; phòng dân tộc, tôn giáo ở các huyện, phòng văn hóa thông tin các huyện, các nhà văn hóa cộng đồng, các khu du lịch văn hóa nơi có đồng bào dân tộc sinh sống.
- Các cơ quan thông tin, truyền thông ở địa phương có các lĩnh vực hoạt động liên quan đến văn hóa tộc người.
2. PHƯƠNG THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Theo Quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo
3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học gồm: 130 tín chỉ chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất 75 tiết (tương đương 3 tín chỉ) và Giáo dục quốc phòng - an ninh 165 tiết.
KHỐI KIẾN THỨC |
Kiến thức bắt buộc (tín chỉ) |
Kiến thức Tự chọn (tín chỉ) |
Tổng số tín chỉ |
3.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh) |
36 |
4 |
40 |
3.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
64 |
20 |
84 |
- Kiến thức cơ sở ngành |
29 |
0 |
29 |
- Kiến thức ngành |
35 |
20 |
55 |
3.3. Thực tập nghề nghiệp |
6 |
|
6 |
3.4. Khóa luận |
|
|
|
3.5. Tổng khối lượng |
106 |
24 |
130 |
4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH VÀ ĐIỀU KIỆN NHẬP HỌC
- Đối tượng: Theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Môn thi:
+ Ngữ văn , Toán, Ngoại Ngữ (Tiếng Anh) (Khối D1)
+ Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (Khối C)
5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP
- Quy trình đào tạo:
+ Quy trình đào tạo cử nhân ngành Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam được thiết kế dựa trên sự kế thừa những thành tựu đào tạo và nghiên cứu của ngành dân tộc học/nhân học, văn hóa học, quản lý văn hóa và văn hóa tộc người ở Việt Nam. Đồng thời, chương trình tiếp thu một cách có chọn lọc các chương trình đào tạo và kiến thức cơ bản, cập nhật về văn hóa học, dân tộc học/nhân học của các trường đại học và các viện nghiên cứu tiên tiến ở Việt Nam và trên thế giới.
+ Quy trình đào tạo cử nhân ngành Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam luôn đảm bảo tính thống nhất và hợp lý giữa phần lý thuyết và thực hành, giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, giữa kiến thức ngành với kiến thức liên ngành của các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
+ Quy trình đào tạo cử nhân ngành Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam vừa bảo đảm tính liên thông giữa các trường đại học có đào tạo ngành Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam trong nước và với các trường đại học nước ngoài, kết hợp giữa tính quốc tế và tính dân tộc.
- Điều kiện tốt nghiệp: Sinh viên tích lũy đủ 130 tín chỉ và hội đủ các điều kiện khác theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. THANG ĐIỂM
Theo thang điểm A, B, C, D, E, F hoặc quy đổi như sau:
A (8,5 - 10) Giỏi
B (7,0 – 8,4) Khá
C (5,5 – 6,9) Trung bình
D (4,0 – 5,4) Trung bình yếu
F (dưới 4,0) Kém, không đạt yêu cầu.
Những môn học phần kiến thức giáo dục đại cương sẽ tính điểm đạt là điểm D; các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành điểm đạt là C.
7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
7.1. Kiến thức giáo dục đại cương 40 tín chỉ
7.1.1. Lý luận Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh 12 tín chỉ
- Bắt buộc
STT |
Mã học phần |
Tên học phần |
Tín chỉ |
1 |
5001001 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin |
5 |
2 |
5001002 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
2 |
3 |
5001003 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
3 |
4 |
5001004 |
Pháp luật Việt Nam đại cương |
2 |
- Tự chọn: không
7.1.2. Khoa học xã hội, nhân văn, nghệ thuật 26 tín chỉ
- Bắt buộc
STT |
Mã học phần |
Tên học phần |
Tín chỉ |
1 |
5002001 |
Lôgic học đại cương |
2 |
2 |
5002002 |
Tâm lý học |
3 |
3 |
5002003 |
Xã hội học đại cương |
2 |
4 |
5002004 |
Mỹ học đại cương |
2 |
5 |
5002005 |
Lịch sử văn minh thế giới |
3 |
6 |
5002006 |
Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam |
2 |
7 |
5002007 |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
2 |
8 |
5002008 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
2 |
9 |
5002009 |
Dân tộc học đại cương |
2 |
10 |
5002010 |
Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam |
2 |
- Tự chọn: 4 tín chỉ (sinh viên chọn 4 tín chỉ trong các học phần sau)
STT |
Mã học phần |
Tên học phần |
Tín chỉ |
11 |
5002011 |
Đại cương khoa học giao tiếp |
2 |
12 |
5002012 |
Kỹ thuật soạn thảo văn bản |
2 |
13 |
5002013 |
Tiếng Việt thực hành |
2 |
14 |
5002014 |
Lịch sử Việt Nam |
4 |
15 |
5002015 |
Thống kê cho khoa học xã hội |
2 |
7.1.3. Ngoại ngữ
1 |
Anh văn đại cương: - Đối với hệ Cử tuyển: nộp chứng chỉ Toeic 350 điểm vào cuối khóa học - Đối với hệ tuyển sinh: nộp chứng chỉ Toeic 450 điểm hoặc tương đương vào cuối khóa học |
Tự học tương đương 6 tín chỉ |
7.1.4. Tin học, công nghệ, môi trường 2 tín chỉ
- Bắt buộc
STT |
Mã học phần |
Tên học phần |
Tín chỉ |
1 |
|
Tin học văn phòng Tự học và nộp chứng chỉ (tương đương 3 tín chỉ) |
3 |
2 |
5004001 |
Môi trường và con người |
2 |
- Tự chọn: không
7.1.5. Giáo dục thể chất: 75 tiết (tương đương 3 tín chỉ)
7.1.6. Giáo dục quốc phòng – an ninh: 165 tiết (4 tuần)
7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 84 tín chỉ
7.2.1. Kiến thức cơ sở ngành 29 tín chỉ
- Bắt buộc
STT |
Mã học phần |
Tên học phần |
Tín chỉ |
1 |
5031001 |
Văn hóa học đại cương |
2 |
2 |
5031002 |
Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á |
2 |
3 |
5031003 |
Địa văn hóa các dân tộc Việt Nam |
2 |
4 |
5031004 |
Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam |
2 |
5 |
5031005 |
Âm nhạc học đại cương |
2 |
6 |
5031006 |
Sân khấu học đại cương |
2 |
7 |
5031007 |
Múa đại cương |
2 |
8 |
5031008 |
Mỹ thuật học đại cương |
2 |
9 |
5031009 |
Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam |
2 |
10 |
5031010 |
Văn hóa dân gian Việt Nam |
2 |
11 |
5031011 |
Văn hóa gia đình |
3 |
12 |
5031012 |
Thân tộc, hôn nhân và gia đình |
2 |
13 |
5031013 |
Quản lý nhà nước về văn hóa |
2 |
14 |
5031014 |
Tộc người và văn hóa tộc người |
2 |
- Tự chọn: không
7.2.2. Kiến thức ngành 55 tín chỉ
- Bắt buộc 35 tín chỉ
STT |
Mã học phần |
Tên học phần |
Tín chỉ |
1 |
5032001 |
Lịch sử các trường phái lý thuyết Nhân học |
2 |
2 |
5032002 |
Phương pháp điền dã dân tộc học |
2 |
3 |
5032003 |
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu định tính |
2 |
4 |
5032004 |
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu định lượng |
3 |
5 |
5032005 |
Nhân học hình ảnh |
2 |
6 |
5032006 |
Kỹ thuật chụp ảnh, quay và dựng phim |
3 |
7 |
5032007 |
Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Bắc Bộ |
3 |
8 |
5032008 |
Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Trung Bộ và Tây Nguyên |
3 |
9 |
5032009 |
Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Nam Bộ |
3 |
10 |
5032010 |
Di sản văn hóa |
2 |
11 |
5032011 |
Công tác dân vận |
2 |
12 |
5032012 |
Xây dựng và quản lý các dự án văn hóa |
2 |
13 |
5032013 |
Tổ chức các sự kiện văn hóa vùng dân tộc thiểu số |
2 |
14 |
5032014 |
Tổ chức và quản lý hoạt động du lịch |
2 |
15 |
5032015 |
Tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở |
2 |
- Tự chọn 20 tín chỉ
STT |
Mã học phần |
Tên học phần |
Tín chỉ |
|
A |
Ngôn ngữ dân tộc (Sinh viên chọn 1 trong các ngôn ngữ sau) |
|||
16 |
5032016 |
Ngôn ngữ Chăm |
8 |
|
17 |
5032017 |
Ngôn ngữ Khmer |
||
18 |
5032018 |
Ngôn ngữ Ba-na |
||
19 |
5032019 |
Ngôn ngữ Ê-đê |
||
B |
Sinh viên chọn 12 tín chỉ trong số các học phần sau |
12 |
||
B1 |
Nhóm học phần kiến thức bổ trợ |
4 |
||
20 |
5032020 |
Khảo cổ học đại cương |
2 |
|
21 |
5032021 |
Văn hóa, bản sắc và truyền thông |
2 |
|
22 |
5032022 |
Giới và vấn đề dân tộc trong truyền thông |
2 |
|
23 |
5032023 |
Kỹ năng tổ chức sinh hoạt cộng đồng |
2 |
|
24 |
5032024 |
Nhân học dân số tộc người |
2 |
|
25 |
5032025 |
Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch |
2 |
|
26 |
5032026 |
Phát triển kỹ năng viết trong nghiên cứu nhân học |
2 |
|
27 |
5032027 |
Quản lý các thiết chế văn hóa |
3 |
|
B2 |
Nhóm học phần về văn hóa các dân tộc ở Nam Bộ |
4 |
||
28 |
5032028 |
Văn hóa Khmer |
2 |
|
29 |
5032029 |
Văn hóa Hoa |
2 |
|
30 |
5032030 |
Văn hóa Xtiêng |
2 |
|
31 |
5032031 |
Văn hóa Mạ |
2 |
|
32 |
5032032 |
Văn hóa Chơ-ro |
2 |
|
B3 |
Nhóm học phần về văn hóa các dân tộc ở Miền Trung, Tây Nguyên |
4 |
||
33 |
5032033 |
Văn hóa Chăm |
2 |
|
34 |
5032034 |
Văn hóa Ê-đê |
2 |
|
35 |
5032035 |
Văn hóa Ba-na |
2 |
|
36 |
5032036 |
Văn hóa Gia-rai |
2 |
|
37 |
5032037 |
Văn hóa Mnông |
2 |
|
38 |
5032038 |
Văn hóa Co |
2 |
|
39 |
5032039 |
Văn hóa Ra-glai |
2 |
|
40 |
5032040 |
Văn hóa Cơ-tu |
2 |
|
7.2.3. Thực tập nghề nghiệp: 16 tuần (tương đương 6 tín chỉ)
7.2.4. Khóa luận: sinh viên làm khóa luận được miễn 8 tín chỉ trong số các học phần tự chọn ở phần B2+B3.
8. Kế hoạch giảng dạy
Số TT |
Tên học phần |
Tín chỉ |
Quy ra tiết |
Phân chia tiết thực hiện |
Học phần tiên quyết |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Thực tế, thực tập, tham quan |
|||||||
|
|
|
|
Giảng bài |
Thảo luận |
Bài tập |
|
|
|
Kiến thức cơ sở ngành |
29 |
|
|||||||
1 |
Văn hóa học đại cương |
2 |
30 |
20 |
10 |
|
|
|
7.1 |
2 |
Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á |
2 |
30 |
25 |
5 |
|
|
|
7.1 |
3 |
Địa văn hóa các dân tộc Việt Nam |
2 |
30 |
25 |
5 |
|
|
|
2 |
4 |
Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam |
2 |
30 |
25 |
5 |
|
|
|
3 |
5 |
Âm nhạc học đại cương |
2 |
30 |
25 |
5 |
|
|
|
7.1 |
6 |
Sân khấu học đại cương |
2 |
30 |
20 |
4 |
|
6 |
|
7.1 |
7 |
Múa đại cương |
2 |
30 |
20 |
4 |
|
6 |