KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ VỚI CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Từ khi được thành lập đến nay, tập thể giảng viên Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số tích cực trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, viết bài cho các tạp chí có liên quan, đặc biệt tạp chí Văn hóa Nguồn lực của trường, tham gia nhiều hội thảo khoa học trong nước và khu vực. Phối hợp Ban Dân tộc các tỉnh, thành phía Nam tổ chức các tọa đàm, hội thảo về nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số.
Giới thiệu Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số
1.Giới thiệu chung:
Khoa Văn hóa Dân tộc thiểu số - Trường Đại học Văn hoá TP. HCM được thành lập vào ngày 25/5/2006 - hiện nay đang giảng dạy và đào tạo cho sinh viên hệ Đại học với mục tiêu đào tạo các cử nhân có tri thức cơ bản về văn hóa tộc người, có trình độ lý luận và kỹ năng nghiên cứu sưu tầm các giá trị văn hóa, kỹ năng tổ chức, quản lý các hoạt động văn hóa tộc người.
Đội ngũ giảng viên giảng dạy là những Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành có uy tín trong và ngoài nước. Chính vì vậy, trong thời gian qua, Khoa đã cung cấp một phần nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực: văn hóa, dân tộc, tôn giáo, bảo tàng, du lịch…. cho các cơ quan ban ngành ở các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.
2. Tuyển sinh:
- Theo Đề án tuyển sinh năm 2018 của Trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh.
3. Cơ sở thực hành – thực nghiệm:
- Học tập tại các phòng học lý thuyết.
- Tra cứu, tìm hiểu thông tin tại thư viện, trung tâm lưu trữ.
- Thực hành quay và dựng phim tại Trung tâm Nhân học hình ảnh – nơi có đầy đủ hệ thống máy tính, máy chiếu (Projector), màn hình LCD, máy chụp ảnh, máy quay phim, máy dựng phim, trang thiết bị xử lý hậu kỳ cho 1 bộ phim nhân học.
- Đi thực tập, thực tế tại các vùng có người dân tộc thiểu số cư trú.
4.Những kỹ năng sinh viên được trang bị:
- Nghiên cứu, sưu tầm và phát huy các giá trị văn hóa tộc người.
- Tổ chức sự kiện văn hóa - nghệ thuật.
- Chụp ảnh, quay phim, xây dựng ý tưởng kịch bản phim nhân học và tổ chức sản xuất phim Nhân học.
- Sử dụng thành thạo ít nhất một ngôn ngữ dân tộc thiểu số
- Có khả năng sáng tạo, tư duy độc lập và làm việc theo nhóm.
- Các kỹ năng mềm như: thuyết trình, giải quyết vấn đề, tổ chức công việc hiệu quả, giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ; lắng nghe…
5. Chế độ ưu đãi dành cho sinh viên:
Ngoài chính sách học bổng khuyến khích học tập của Trường dành cho sinh viên có thành tích học tập xuất xắc, sinh viên theo học ngành văn hóa dân tộc thiểu số được nhận nhiều chế độ ưu đãi, khuyến khích, học bổng từ cơ quan, tổ chức, mạnh thường quân trong và ngoài nước.
6.Nơi làm việc sau khi ra trường:
- Các cơ quan nghiên cứu và quản lý về dân tộc, nhân học ở trung ương và địa phương như: Ban Dân tộc, Tôn giáo; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố; phòng Dân tộc, Tôn giáo; phòng Văn hóa thông tin; Trung tâm văn hóa – nhà văn hóa cộng đồng.
- Các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng văn hóa như: Viện Khoa học xã hội; Viện Văn hóa nghệ thuật, Trung tâm dân tộc học, nhân học.
- Các công ty du lịch, khu du lịch khai thác giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam…
- Các đài truyền hình, các cơ quan/công ty truyền thông ở trung ương và địa phương.
Bên cạnh đó, sau khi hoàn thành chương trình ở bậc đại học, sinh viên có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các bậc học cao hơn để trở thành các chuyên gia về văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
7. Thông tin liên lạc:
Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số - Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 51 Quốc Hương, phường Thảo Điền, quận 2, TP HCM
Điện thoại: (028) 35190318
E-Mail: khoavhdtts@yahoo.com ; vhdt@hcmuc.edu.vn