Thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2023 ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam - Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh.
Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số hiện nay đang giảng dạy và đào tạo cho sinh viên hệ Đại học với mục tiêu đào tạo các cử nhân có tri thức cơ bản về văn hóa tộc người, có trình độ lý luận và kỹ năng nghiên cứu sưu tầm các giá trị văn hóa, kỹ năng tổ chức, quản lý các hoạt động văn hóa tộc người.
(Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 028.35190318)
1. Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
2. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trên cả nước.
3. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển
- Xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp môn thi.
- Xét tuyển từ điểm các môn văn hóa bậc THPT (Học bạ): Xét điểm 06 học kỳ (2 HK lớp 10, 2 HK lớp 11, 2 HK lớp 12) đối với học sinh tốt nghiệp THPT. Xét điểm theo tổ hợp môn.
* Thời gian đăng ký xét tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến: 40 chỉ tiêu (kỳ thi THPT Quốc gia: 70% chỉ tiêu và Học bạ: 30% chỉ tiêu)
Tên ngành |
Mã ngành |
Mã tổ hợp môn |
Chỉ tiêu xét tuyển năm 2023 (dự kiến) |
Kết quả điểm trúng tuyển năm 2022 |
Ghi chú Tổ hợp môn xét tuyển |
|||
THPT Quốc Gia |
Xét học bạ THPT |
Tổng cộng |
Từ kết quả thi THPTQG |
Từ kết quả xét học bạ THPT |
||||
Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam |
7220112 |
C00, D01, D09, D15 |
24 |
16 |
40 |
15 |
19,0 |
- C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý); - D01 (Ngữ văn, Toán, tiếng Anh); - D09 (Toán, Lịch sử, tiếng Anh); - D15 (Ngữ văn, Địa lý, tiếng Anh). |
5. Chính sách của trường đối với sinh viên ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
- Được hưởng chế độ miễn giảm học phí và các chế độ ưu tiên khác về chính sách dân tộc.
- Được hưởng học bổng của nhà trường và các nhà tài trợ.
- Được ở nội trú trong ký túc xá khang trang, với nhiều tiện ích sinh hoạt.
- Bên cạnh tiếng Anh, được đào tạo các ngôn ngữ dân tộc thiểu số như tiếng Khmer, tiếng Chăm...
- Được đi thực tế, điền dã tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tham dự các lễ hội, khảo sát nghiên cứu văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng… của các dân tộc ở Việt Nam; bên cạnh đó Sinh viên được trang bị kiến thức về nhân học hình ảnh, được thực hành quay phim, chụp ảnh, dựng phim về dân tộc học...
- Tổ chức sự kiện văn hóa- nghệ thuật: Trong quá trình học, sinh viên còn có khả năng tổ chức và thực hiện các sân chơi tri thức văn hóa bổ ích, hấp dẫn như: “Ngày hội văn hóa các dân tộc” và Chương trình “Sắc màu văn hóa” được tổ chức hàng năm thu hút đông đảo sinh viên trong và ngoài trường tham gia. Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội liên kết với các cơ quan, địa phương tham gia biểu diễn, liên hoan chương trình văn hóa văn nghệ các dân tộc ở Nam Bộ.
6. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp:
- Công chức làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, dân tộc các cấp như: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng Dân tộc, Phòng Văn hóa- Thông tin, Ban văn hóa xã hội, Ban Dân vận, Ban Dân tộc, Ủy Ban mặt trận tổ quốc Việt Nam.
- Viên chức làm việc tại: Trung tâm văn hóa, Bảo tàng, Ban quản lý di tích, Trung tâm văn hóa dân tộc, Nhà Văn hóa dân tộc, Nhà văn hóa cộng đồng, khu du lịch.
- Chuyên viên nghiên cứu tại Viện Khoa học xã hội và các đơn vị nghiên cứu có liên quan.
- Các cơ quan thông tin, truyền thông, tổ chức sự kiện, công ty du lịch có hoạt động liên quan đến văn hóa dân tộc thiểu số.
7. Mọi chi tiết xin liên hệ:
* Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 51 Quốc Hương, phường Thảo Điền, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh (Cơ sở 1).
- Website: www.hcmuc.edu.vn
- Điện thoại: 028.38992901
- Fax: 028.35106502
- Email: tuyensinh@hcmuc.edu.vn
* Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số:
Địa chỉ: 51 Quốc Hương, phường Thảo Điền, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh (Cơ sở 1).
Điện thoại: 028.35190318
Email: vhdt@hcmuc.edu.vn
Website: vanhoadantoc.hcmuc.edu.vn
Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số
-
07082018
-
24092021
-
05092021
-
30052020
-
16042019
-
27042021
-
07082018
-
12052021
-
26092022
-
19062023
-
10072023
-
19092021