Tọa đàm: “Thực trạng chương trình đào tạo ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam so với Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT”.

29
04
'23

Đào tạo gắn kết thực tế là một trong những tiêu chí được Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số - trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng. Việc gắn đào tạo trên giảng đường với các chương trình thực tế sẽ giúp sinh viên tiếp cận, áp dụng những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đã học vào thực tiễn nghề nghiệp và hoàn thiện các kỹ năng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhiều lĩnh vực khác trong đời sống xã hội đã có những tác động không nhỏ đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam. Do đó, việc bổ sung, điều chỉnh, cải tiến chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội là việc làm rất cần thiết.

Sáng ngày 28/4/2023, được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường ĐH.Văn hóa Tp.HCM, Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số tổ chức tọa đàm khoa học với tên gọi: “Thực trạng chương trình đào tạo ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam so với Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT”. Tọa đàm được tổ chức với mục đích:

- Rà soát, đánh giá về chương trình đào tạo ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam của Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh so với Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT”. Đồng thời nhìn nhận, đánh giá của các bên liên quan về chương trình đạo tạo và vấn đề đào tạo ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam.

- Những vấn đề đặt ra cho việc đào tạo ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam trong xu thế hiện nay, cũng như thực trạng tuyển sinh và đào tạo ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam từ năm 2018 đến nay.

Tham dự tọa đàm có BTC rất vinh dự được đón tiếp và quý Thầy Cô, quý vị đại biểu: TS. Trịnh Đăng Khoa - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Văn hoá Tp. Hồ Chí Minh; PGS. TS. Trần Văn Ánh - Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hoá TP.HCM; PGS. TS. Nguyễn Đức Lộc - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đời sống xã hội; Quý thầy cô là lãnh đạo các phòng Khoa trong trường. Cùng quý thầy cô trong ngoài trường là giảng viên thỉnh giảng đã có nhiều năm gắn bó với công tác đào tạo, giảng dạy của Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số; cựu sinh viên các khóa; sinh viên đang học tập tại Khoa.

Các đại biểu đã tích cực đóng góp nhiều ý kiến từ thực tế giảng dạy, công tác và học tập. Sau tọa đàm, các ý kiến sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn để Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số điều chỉnh chương trình đào tạo theo thông tư 17/2021/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT đồng thời đáp ứng yêu cầu xã hội.

Tin, ảnh: Minh Hằng – Hồng Cẩm

 

Từ khóa: