Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Đại học Văn hóa Tp.HCM ngành học duy nhất đào tạo ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở phía Nam
Ngành Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam là ngành đào tạo thuộc Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh là ngành học duy nhất về văn hóa dân tộc thiểu số ở phía Nam. Ngành học trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quan về văn hóa Việt Nam và văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam; biết vận dụng vào thực tiễn việc nghiên cứu, bảo tồn, phát huy và tổ chức các hoạt động văn hóa dân tộc thiểu số. Đặc biệt đào tạo ngôn ngữ các dân tộc Khmer, Chăm, Ba Na… là ngành học duy nhất đào tạo ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở phía Nam.
Sinh viên theo học ngành Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam được trang bị các kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn có khả năng vận dụng tri thức và phương pháp liên ngành trong tiếp cận và nghiên cứu văn hóa tộc người. Vận dụng kiến thức cơ sở ngành để giải quyết các vấn đề cụ thể của chuyên ngành được đào tạo. Hiểu biết về văn hóa tộc người, các dân tộc thiểu số Việt Nam, các đặc điểm về lịch sử, điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, đời sống kinh tế xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, văn học nghệ thuật. Giải thích, phân tích các xu hướng phát triển của văn hóa tộc người trong bối cảnh giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các tộc người trong nước và khu vực. Xây dựng và thực hiện đề tài, dự án; quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa dân tộc thiểu số.
Đặc biệt, ngoài tiếng Anh sinh viên còn được đào tạo các ngôn ngữ dân tộc thiểu số như tiếng Khmer, tiếng Chăm, tiếng Ba-na có thể sử dụng giao tiếp và làm việc môi trường về văn hóa dân tộc. Sau khi ra trường, sinh viên có thể đọc và viết được một số ngôn ngữ như: Khmer, Chăm, Ba Na… Đây là kiến thức đào tạo rất cần thiết cho những ai quan tâm và gìn giữ các ngôn ngữ dân tộc, có thể ứng dụng vào các hoạt động văn hóa, lễ hội và hướng dẫn du lịch ở các vùng dân tộc…
Trong định hướng đào tạo ứng dụng, ngoài lý thuyết trang bị trên lớp sinh viên ngành Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam còn được đi thực tế, điền dã tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tham dự các lễ hội, khảo sát nghiên cứu văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng… của các dân tộc ở Việt Nam. Sinh viên được trang bị kiến thức về nhân học hình ảnh, được thực hành quay phim, chụp ảnh, dựng phim về dân tộc học... Quá trình học, sinh viên ngành Văn hóa dân tộc thiểu số trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh còn có khả năng tổ chức và thực hiện các sân chơi tri thức văn hóa bổ ích, hấp dẫn như : “Ngày hội văn hóa các dân tộc” và Chương trình “Sắc màu văn hóa” được tổ chức hàng năm thu hút đông đảo sinh viên trong và ngoài trường tham gia. Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội liên kết với các cơ quan, địa phương tham gia biểu diễn, liên hoan chương trình văn hóa văn nghệ các dân tộc ở Nam Bộ.
Trong quá trình học, sinh viên còn được hưởng các chế độ ưu đãi, được miễn giảm học phí, trợ cấp học bổng và các chế độ ưu tiên khác về chính sách dân tộc.
* Phương thức tuyển sinh:
- Xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp môn thi:
C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
D09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh
D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
- Xét tuyển từ điểm các môn văn hóa bậc THPT (Học bạ):
Xét điểm 05 học kỳ (2 HK lớp 10, 2 HK lớp 11, 1 HK lớp 12) đối với học sinh tốt nghiệp THPT từ 2020 trở về trước.
Xét điểm theo tổ hợp môn: C00, D01, D09, D15
* Thời gian đăng ký xét tuyển:
Thời gian: 29/8/2021 đến ngày 05/9/2021
Thông tin chi tiết ngành, mã ngành:
- Mã trường: VHS
- Mã ngành- chuyên ngành:
+ Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam: 7220112
- Chỉ tiêu năm 2021: 30 chỉ tiêu.
* Thông tin liên lạc:
Khoa Văn hóa Dân tộc Thiểu số - Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 51 Quốc Hương, phường Thảo Điền, quận 2, TP. Hồ Chí Minh (Cơ sở 1)
Điện thoại: (028) 35190318
E-mail: vhdt@hcmuc.edu.vn
Website: http://vanhoadantoc.hcmuc.edu.vn
Bài: Nguyễn Thị Nguyệt, Ảnh: Sa Ni
-
03042019
-
12052021
-
07092020
-
19062023
-
30052020
-
16092021
-
19092021
-
16042019
-
01052021
-
18102022
-
16072021
-
01032018