Bài dự thi số 14 cuộc thi online kỷ niệm 15 năm thành lập Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số

31
05
'21

Bài dự thi của thí sinh Phạm Thị Thu Hạnh, cựu sinh viên Văn hóa dân tộc thiểu số 5.

 

BÀI DỰ THI SỐ 14

Họ và tên: Phạm Thị Thu Hạnh

Lớp: Văn hoá Dân tộc thiểu số 5

Cựu sinh viên khoa Văn hoá Dân tộc thiểu số

 

LÀ MỘT TỔ ẤM, MỘT NGÔI NHÀ CHUNG

Chợt nhớ ra, tôi có một chiếc hẹn với cuộc thi “15 NĂM – 1 HÀNH TRÌNH – TRIỆU CẢM XÚC” vậy nên bằng hết sức có thể, hôm nay tôi đã tận dụng tối đa khả năng gõ bàn phím thật nhanh của người viết để có thể kịp bài dự thi. Đầu tiên, cảm ơn cuộc thi đã cho tôi có cơ hội được trở về với cảm xúc của 9 năm về trước, khi mới bước chân lên thành phố học đại học, bắt đầu một cuộc sống đầy trải nghiệm dù chỉ vẻn vẹn trong 4 năm. Đó là trở thành sinh viên của khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, một ngành học hoàn toàn mới lạ và thú vị.

Cho đến bây giờ tôi đã tự hỏi bản thân rằng mình đã học được những gì sau 4 năm đại học, sau 4 năm trở thành một phần của khoa Văn hóa dân tộc. Câu trả lời sẽ là tôi học được rất nhiều điều bổ ích. Từ những chuyến đi đầy ắp những trải nghiệm, những hoạt động thực tế ngập tràn kiến thức, những ngày điền dã dân tộc mà có lẽ chỉ có ở khoa Văn hóa dân tộc mà thôi. Tôi vẫn nhớ như in những tiết học, lời giảng của giảng viên mà đến tôi cũng không tin rằng mình có thể nhớ lâu đến vậy. Những kiến thành ngành và từ những chuyến đi thực tế tôi đã có thể tự tin hoàn thành vào các kĩ năng trong CV để gửi đi phỏng vấn. Tôi vẫn nhớ những người bạn ở khắp mọi nơi trên đất nước mà mỗi bạn là một sắc màu văn hóa khác nhau, chúng tôi đều hòa nhập với nhau để tạo nên một điều gì đó mới mẻ và vững chắc hơn. 4 năm cho một hành trình của riêng tôi và cũng có biết bao cảm xúc của những lần đầu đó là lần đầu chân ướt chân ráo lên thành phố học đại học, lần đầu được cầm trên tay tờ giấy chứng nhận học bổng, lần đầu trải nghiệm những chuyến đi khám phá văn hóa, khám phá những vùng đất, con người mới lạ, lần đầu được năng động trong những buổi ngoại khóa bổ ích. 4 năm thật quá ngắn ngủi để ta nhận ra điều ta học được chính là phải học nhiều hơn nữa, phải ghi nhớ nhiều thêm nữa. Để ta cầm trên tay kết quả của một quá trình - tấm bằng đại học. Tôi nghĩ khoa Dân tộc đã giúp tôi trưởng thành rất nhiều khi tôi bước ra ngoài xã hội. Để mỗi lần được khen ngợi trong công việc tôi lại nói rằng: “Tôi đã học được điều đó trong trường đại học”.

Có lẽ nếu nói hết được những cảm xúc của mình trong 600 từ là không đủ, nhưng bằng một cách gì đó trọn vẹn nhất tôi xin xem khoa Văn hóa dân tộc như một tổ ấm, tổ ấm là nơi ta luôn luôn hướng về. Là một cựu học sinh, tôi xin chúc cho khoa Văn hóa dân tộc ngày càng lớn mạnh và ấm ấp. Mãi mãi là một ngôi nhà chung cho tất cả các anh em dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam.

                                                                                                    Phạm Thị Thu Hạnh
 

Từ khóa: